Tiến sĩ Võ Trí Thành: Năm 2022, ngành Công Thương đã vững tay chèo, vượt qua “sóng cả”

Năm 2022, dù phải đối mặt với tác động kép từ những khó khăn của tình hình trong nước và thế giới, nhưng ngành Công Thương vẫn đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Bước tiến mới trong chuyển đổi số ngành Công Thương Ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương

Vượt qua dị biệt, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô

Nhìn nhận về những khó khăn, thách thức mà "con tàu" kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Công Thương nói riêng phải đối mặt, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nhận định: Năm 2022 là một năm đầy “bão táp, sóng gió” đối với Việt Nam nói chung và ngành Công Thương nói riêng khi ngành Công Thương là trong những ngành chủ lực, trụ đỡ của nền kinh tế. Năm 2022, bối cảnh kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những thách thức lớn, biến động nhanh, khó lường và tính bất ổn cao; lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ buộc các quốc gia phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Cạnh tranh chiến lược, địa chính trị giữa các nước lớn, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, mưa bão, hạn hán… đã làm gia tăng rủi ro đến thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực toàn cầu.

Song với quyết tâm phục hồi và phát triển, nền kinh tế nước ta phục hồi mạnh mẽ, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo, trong đó có đóng góp rất lớn của ngành Công Thương. Trong đó phải kể đến lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam trong năm qua khi phải đối mặt với khó khăn về nguồn cung nguyên liệu nhưng chỉ số phát triển vẫn liên tục tăng. Điều này thể hiện bằng những con số khi ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có tốc độ tăng trưởng là 8,1%, đóng góp 38,24% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế và đóng góp hơn 86% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tiến sĩ Võ Trí Thành: Năm 2022, ngành Công Thương đã vững tay chèo, vượt qua “sóng cả”
Lĩnh vực xuất khẩu đã đạt được những kỷ lục mới trong năm 2022

“Phải khẳng định, nỗ lực của ngành Công Thương đã có ý nghĩa rất lớn đảm bảo ổn định vĩ mô. Cùng với đó, dù còn nhiều lúc phải đối mặt với khó khăn chưa từng có song cùng với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương đã hết sức trách nhiệm, nỗ lực để điều hành xăng dầu góp phần đảm bảo nguồn cung năng lượng và góp phần giữ lạm phát ổn định, không quá cao” - Tiến sĩ Võ Trí Thành chia sẻ.

Bên cạnh đó, đối với thị trường trong nước, ngành Công Thương cũng đã để lại dấu ấn rõ nét khi giữ vững được ổn định. Đồng thời, thương mại trong nước phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng cao (tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tăng 20%) vượt gấp 2,5 lần mục tiêu kế hoạch của ngành, đáp ứng cơ bản hàng hóa thiết yếu cho người dân, góp phần kiểm soát lạm phát trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa phục hồi mạnh sau đại dịch và thị trường thế giới có biến động lớn, nhiều quốc gia đối mặt với lạm phát tăng cao.

Thương mại điện tử cũng là một trong những lĩnh vực phát triển rất mạnh khi tốc độ tăng trưởng đạt 20,5% và là năm thứ 2 liên tiếp nằm trong Top 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng về thương mại điện tử nhanh nhất thế giới. Cùng với đó là công tác tăng cường giám sát, quản lý hàng giả hàng nhái. Hiện nay, đó vẫn là câu chuyện lâu dài nhưng trong năm nay, lực lượng Quản lý thị trường đã xử lý được nhiều vụ điển hình, lớn như Saigon Square... giúp củng cố niềm tin, cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Thúc đẩy sáng kiến, mở rộng giao thương

Tiến sĩ Võ Trí Thành nhấn mạnh, năm 2022, Bộ Công Thương đã có sáng kiến mang tính đột phá khi lần đầu tiên tổ chức hội nghị giao ban thương vụ với tất cả các nước. Điều này đã góp phần rất lớn mở rộng thị trường quốc tế trong bối cảnh đầy khó khăn khi là năm tổng cầu thế giới giảm nghiêm trọng do đại dịch Covid-19, chiến tranh thương mại và xung đột Nga - Ukraine nhưng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước vẫn đạt 732,5 tỷ USD, tiếp tục duy trì xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp với thặng dư đạt 11,2 tỷ USD, vượt xa so với kế hoạch.

Tiến sĩ Võ Trí Thành cũng cho rằng, năm 2022 Bộ Công Thương cũng làm rất tốt việc cung cấp, thông tin khi đã minh bạch thị trường ở mức ổn, đồng thời cung cấp thông tin để các bộ ngành khác để hoàn thiện chính sách theo tình hình phức tạp. Việc này thể hiện Bộ Công Thương đã làm rất tốt trong chỉ đạo, điều hành khi đã chủ động, linh hoạt và thích ứng với tình hình. Đồng thời, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp rất tốt với các bộ, ngành xử lý những tồn đọng vốn có nhiều năm, có những bước tiến tích cực như xử lý các dự án yếu kém, những khó khăn vướng mắc trong việc cung ứng xăng dầu của các nhà máy lọc dầu... Cùng với đó là đẩy mạnh hơn việc bắt nhịp vào những xu hướng mới, vào các chất xúc tác phát triển mới, ví dụ như chuyển đổi số, năng lượng xanh, năng lượng sạch...

“Đó là sự cố gắng quyết liệt của ngành Công Thương từ lãnh đạo đến các cấp, gắn với nhiệm vụ chung của năm 2022, vừa phát triển, vừa thúc đẩy tăng trưởng lại vừa phải giữ ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo những cân đối lớn”- tiến sĩ Võ Trí Thành khẳng định.

Tiến sĩ Võ Trí Thành: Năm 2022, ngành Công Thương đã vững tay chèo, vượt qua “sóng cả”
Tiến sĩ Võ Trí Thành

Dự báo về tình hình phát triển kinh tế năm 2023, ông Võ Trí Thành cho rằng, 2 động lực tăng trưởng chính trong năm ngoái là xuất khẩu và nhu cầu nội địa đều sẽ giảm trong năm nay. Các nền kinh tế lớn như Mỹ và EU sẽ tăng trưởng rất ít trong năm 2023. Đây lại là các đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Thực tế hiện nay xuất khẩu đã có dấu hiệu chậm lại. Một đối tác thương mại lớn khác là Trung Quốc được kỳ vọng sẽ phục hồi dần, nên đây là yếu tố giúp phần nào cân bằng lại xuất khẩu của Việt Nam

Một áp lực bên ngoài khác là xu hướng thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu, nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng lãi suất và áp lực tỷ giá vẫn còn, các chuyên gia khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc cho phép tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn nữa.

Bối cảnh toàn cầu với đặc trưng là sự không chắc chắn và rủi ro hiện nay đặt các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam cần tiếp tục cân bằng giữa nhu cầu hỗ trợ chính sách để củng cố quá trình phục hồi với nhu cầu kiềm chế lạm phát và rủi ro tài chính mới nổi. Đây là những thách thức của nền kinh tế Việt Nam nhưng hi vọng với sự nỗ lực, quyết tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Công Thương sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Thái Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngày này năm xưa 28/2: Thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy và sân bay quốc tế Nội Bài

Ngày này năm xưa 28/2: Thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy và sân bay quốc tế Nội Bài

Ngày này năm xưa 28/2 là ngày có quyết định thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy và sân bay quốc tế Nội Bài.
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 3/2023

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 3/2023

Những chính sách liên quan đến hoạt động kinh tế như quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản sẽ có hiệu lựctừ tháng 3.
Ngày này năm xưa 26/2: Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện

Ngày này năm xưa 26/2: Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện

Ngày này năm xưa 26/2, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện; ngày Truyền thống Ngành Chính sách quân đội.
Ngày này năm xưa 24/2: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình, thị trường điện lực Việt Nam

Ngày này năm xưa 24/2: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình, thị trường điện lực Việt Nam

Ngày này năm xưa 24/2, Quyết định của Thủ tướng về việc phê duyệt lộ trình, các điều kiện hình thành, phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam.
Bộ Công Thương triển khai chương trình phòng chống khủng bố giai đoạn 2023-2026

Bộ Công Thương triển khai chương trình phòng chống khủng bố giai đoạn 2023-2026

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 378/QĐ-BCT về Chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Phòng, chống khủng bố giai đoạn 2023-2026.

Tin cùng chuyên mục

Ngày này năm xưa 23/2: Bổ sung thành viên UB Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế

Ngày này năm xưa 23/2: Bổ sung thành viên UB Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế

Ngày này năm xưa: Ngày 23/2/2004, Bổ sung thành viên UB Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế; Hồng quân Xô viết được thành lập
Ngày này năm xưa 22/2: Bộ Công Thương ban hành Nghị định về vật liệu nổ công nghiệp

Ngày này năm xưa 22/2: Bộ Công Thương ban hành Nghị định về vật liệu nổ công nghiệp

Ngày này năm xưa 22/2/2018, Bộ Công Thương ban hành Nghị định về vật liệu nổ công nghiệp.
Ngày này năm xưa 20/2: Hướng dẫn nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan với hàng hóa có xuất xứ từ Lào

Ngày này năm xưa 20/2: Hướng dẫn nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan với hàng hóa có xuất xứ từ Lào

Ngày này năm xưa 20/2/2009: Hướng dẫn việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2009 với thuế suất thuế nhập khẩu 0% với hàng hóa có xuất xứ từ Lào.
Ngày này năm xưa 19/2: Khởi công Dự án cấp điện cho xã đảo Hòn Nghệ, Kiên Giang

Ngày này năm xưa 19/2: Khởi công Dự án cấp điện cho xã đảo Hòn Nghệ, Kiên Giang

Ngày này năm xưa 19/2/2016: Khởi công Dự án cấp điện cho xã đảo Hòn Nghệ, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
Bộ Công Thương tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

Bộ Công Thương tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản nhằm thực hiện Nghị quyết số 170/NQ-CP về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Ngày này năm xưa 16/2: Phê duyệt điều lệ tổ chức Công ty Dệt - May Hà Nội

Ngày này năm xưa 16/2: Phê duyệt điều lệ tổ chức Công ty Dệt - May Hà Nội

Ngày này năm xưa 16/2: Bộ Công nghiệp phê duyệt Điều lệ tổ chức, hoạt động của Công ty Dệt-May Hà Nội, Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân.
Ngày này năm xưa ngày 11/2: Ban hành Nghị quyết số 55 về Chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam

Ngày này năm xưa ngày 11/2: Ban hành Nghị quyết số 55 về Chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam

Ngày này năm xưa 11/2, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 55 về Chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam; ngày thành lập Học viện Tư pháp.
Cập nhật chi tiết tiền lương công chức áp dụng từ ngày 1/7/2023

Cập nhật chi tiết tiền lương công chức áp dụng từ ngày 1/7/2023

Từ 1/7/2023, lương cơ sở sẽ tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng. Báo Công Thương cập nhật chi tiết tiền lương công chức áp dụng từ ngày 1/7/2023.
Ngày này năm xưa ngày 9/2: Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Ngày này năm xưa ngày 9/2: Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Ngày này năm xưa 9/2, phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo tỉnh Hà Tĩnh; Ngày sinh đồng chí Trường Chinh.
Cho thuê nhà có phải đóng thuế thu nhập hay không?

Cho thuê nhà có phải đóng thuế thu nhập hay không?

Báo Công Thương trả lời thắc mắc của nhiều bạn đọc quan tâm về việc cho thuê nhà có phải đóng thuế thu nhập và có được giảm trừ gia cảnh hay không?
Ngày này năm xưa 8/2: Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh

Ngày này năm xưa 8/2: Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh

Ngày này năm xưa: Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh.
Gia hạn thời gian nộp báo cáo hoạt động thương mại điện tử đến 18/02/2023

Gia hạn thời gian nộp báo cáo hoạt động thương mại điện tử đến 18/02/2023

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ gia hạn thời gian nộp báo cáo trực tuyến, do nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc khi đăng nhập hệ thống.
Ngày này năm xưa 6/2: Ban hành quy định chức năng, quyền hạn Cục Quản lý thị trường

Ngày này năm xưa 6/2: Ban hành quy định chức năng, quyền hạn Cục Quản lý thị trường

Ngày này năm xưa 6/2, Bắt đầu trận then chốt Làng Vây; ban hành quy định chức năng quyền hạn của Cục Quản lý thị trường.
Ngày này năm xưa 5/2: Thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội

Ngày này năm xưa 5/2: Thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội

Ngày này năm xưa 5/2: Thành lập Công ty mẹ-Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Cục Quản lý cạnh tranh.
Ngày này năm xưa 4/2: Ban hành cơ chế, chính sách về phát triển công nghiệp ô tô

Ngày này năm xưa 4/2: Ban hành cơ chế, chính sách về phát triển công nghiệp ô tô

Ngày này năm xưa 4/2: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 229 về cơ chế, chính sách thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô.
Báo Công Thương đoạt giải Khuyến khích Búa liềm vàng năm 2022

Báo Công Thương đoạt giải Khuyến khích Búa liềm vàng năm 2022

74 tác phẩm báo chí đã được trao Giải Búa liềm vàng lần thứ VII - năm 2022, Báo Công Thương đã có loạt bài đoạt Giải Khuyến khích.
Tăng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội 2023, người lao động được lợi thế nào?

Tăng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội 2023, người lao động được lợi thế nào?

Báo Công Thương trả lời thắc mắc của nhiều bạn đọc quan tâm về việc tăng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2023, người lao động được lợi cụ thể thế nào?
Ngày này năm xưa 3/2: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt của cách mạng Việt Nam

Ngày này năm xưa 3/2: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt của cách mạng Việt Nam

Ngày này năm xưa 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt của cách mạng Việt Nam và là một khởi đầu cho tương lai tươi sáng của dân tộc.
TS. Lê Đăng Doanh đánh giá cao Bộ Công Thương trong điều hành giá xăng dầu

TS. Lê Đăng Doanh đánh giá cao Bộ Công Thương trong điều hành giá xăng dầu

Việc điều chỉnh giá xăng dầu sớm 2 ngày so với quy định cho thấy Bộ Công Thương đã rất linh hoạt trong công tác điều hành giá xăng dầu.
Ngày này năm xưa 1/2: Chuyển đổi mô hình hoạt động của Tổng công ty Giấy, Tổng công ty Xăng dầu

Ngày này năm xưa 1/2: Chuyển đổi mô hình hoạt động của Tổng công ty Giấy, Tổng công ty Xăng dầu

Ngày này năm xưa 1/2: Chuyển đổi mô hình hoạt động của Tổng công ty Giấy và Tổng công ty Xăng dầu, quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước trong ngành thương mại.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động
ӣ͵羺  羺appע